Bé bị tiêu chảy ra nước, mẹ phải làm sao?

[:vi]

Khi thấy bé bị tiêu chảy ra nước, nhiều mẹ thường cảm thấy lo lắng và bối rối không biết nên làm gì. Liệu cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy ngay có phải là một giải pháp tốt?

Tiêu chảy ra nước hay đi ngoài phân lỏng là một tình trạng xảy ra khá phổ biến, nhất là ở trẻ em. Đó có thể là một dấu hiệu cho thấy đường ruột đang chịu tác động từ nhiều tác nhân gây rối loạn hệ vi sinh bên trong, như nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng hay do sử dụng thuốc kháng sinh.

Dù không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng các mẹ không được chủ quan khi thấy trẻ bị tiêu chảy ra nước. Nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời thì trẻ có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong như mất nước và kém hấp thu các chất dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin thiết thực xoay quanh vấn đề này để biết cách lựa chọn giải pháp phù hợp.

Tiêu chảy ra nước là gì?

Tiêu chảy ra nước là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng, tức là phân có thể thay đổi hình dạng theo vật chứa hay có phần “nước” nhiều hơn “cái”, khác với thường ngày. Đồng thời, tình trạng đi tiêu lỏng này phải xảy ra ít nhất 3 lần trong vòng 24 giờ mới được xem là tiêu chảy.

Trẻ bị tiêu chảy thường có cảm giác đau bụng, muốn đi cầu ngay lập tức và khó kiểm soát được nhu động ruột. Hầu hết trường hợp tiêu chảy phân nước không có máu, nhầy xuất hiện khi đi tiêu. Các triệu chứng xuất hiện và kéo dài trong thời gian bao lâu sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy ra nước

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tiêu chảy ra nước là do nhiễm trùng, bao gồm 3 tác nhân chính là virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng. Con đường lây nhiễm các tác nhân này chủ yếu là qua thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm hay thói quen ngậm các đồ vật, đồ chơi không được vệ sinh sạch sẽ ở trẻ nhỏ.

Khi các tác nhân trên xâm nhập vào đường tiêu hoá sẽ sản xuất ra các độc tố ruột (enterotoxin) kích thích tiết các chất điện giải, xâm lấn trực tiếp và phá huỷ các tế bào biểu mô niêm mạc ruột gây viêm tại ruột và toàn thân.

Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe cũng có thể khiến cho trẻ bị tiêu chảy, chẳng hạn như hội chứng không dung nạp lactose, bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh trong thời gian dài.

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị tiêu chảy ra nước?

Tình trạng đi ngoài phân lỏng này thường sẽ tự hết trong vài ngày vì hệ thống miễn dịch ở trẻ có khả năng loại bỏ được các tác nhân gây nhiễm. Do đó, các mẹ có thể thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy ra nước. Nếu tiêu chảy vẫn kéo dài, kèm theo nhiều triệu chứng khác hoặc có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, trẻ cần được đưa đến bệnh viện ngay.

#1. Bù nước cho trẻ

[caption id="attachment_2552" align="aligncenter" width="768"]

Bù nước - các trị khi bị tiêu chảy ra nước

Bù nước - các trị khi bị tiêu chảy ra nước[/caption]

Đầu tiên, bạn cần cố gắng khuyến khích trẻ uống nhiều nước hoặc tiếp tục cho bú sữa mẹ. Mục đích chính là ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra. Dịch trong cơ thể bị mất qua tiêu chảy và/ hoặc nôn mửa cần phải được bù đắp lại kịp thời.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ dễ bị mất nước hơn. Do đó, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu bị tiêu chảy cấp tính.

Cách tốt nhất để bù nước và điện giải là cho trẻ uống oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì. Sau khi pha thành dung dịch, bạn chỉ dùng cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Bạn có thể cho đút cho trẻ uống từng thìa nhỏ sau mỗi 1–2 phút hoặc cho trẻ uống từng ngụm, nếu có thể. Trường hợp trẻ có nôn mửa, hãy cho uống với tốc độ chậm hơn và có thời gian nghỉ lâu hơn giữa mỗi lần uống.

Nếu không có sẵn oresol, bạn có thể cho trẻ uống nước cháo, nước đun sôi để nguội hoặc nước dừa hay nước hoa quả tươi. Tuy nhiên, cần chú ý không pha thêm đường. Không nên cho trẻ uống các loại nước giải khát có đường vì sẽ làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

#2. Theo dõi tình trạng của trẻ

[caption id="attachment_2551" align="aligncenter" width="768"]

Theo dõi khi bé bị tiêu chảy ra nước nhiều

Theo dõi khi bé bị tiêu chảy ra nước nhiều[/caption]

Hãy luôn theo dõi tình trạng đi ngoài của trẻ, quan sát và ghi nhận số lần đi cũng như các đặc điểm, tính chất của phân. Phần lớn trường hợp tiêu chảy nhiều lần ra nước là do virus gây ra, có thể kể đến các loài phổ biến như rotavirus, adenovirus, mocwalkvirus. Tình trạng này có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc điều trị.

Trường hợp tiêu chảy kéo dài, không thể tự khỏi thì có khả năng là do nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Lúc đó, bạn cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán tìm nguyên nhân. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc trị ký sinh trùng cho trẻ.

Ngoài ra bạn cũng cần chú ý, nếu trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh, bất kỳ là loại kháng sinh nào, sẽ có thể bị tiêu chảy ra nước. Đây là tình trạng khá phổ biến ở các trẻ nhỏ hơn 2 tuổi và thường không nghiêm trọng. Đa số trường hợp tiêu chảy liên quan đến kháng sinh kéo dài không quá 7 ngày.

Nếu nhận thấy số lần đi tiêu không giảm bớt và phân đi ra có thay đổi tệ hơn (như có máu hoặc chất nhầy) hay trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng đáng lo ngại khác, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

#3. Sử dụng một số thuốc hỗ trợ điều trị tiêu chảy

[caption id="attachment_2553" align="aligncenter" width="768"]

Sử dụng một số thuốc hỗ trợ điều trị tiêu chảy

Sử dụng một số thuốc hỗ trợ điều trị tiêu chảy[/caption]

Đối với trẻ dưới 12 tuổi, việc sử dụng thuốc để cầm tiêu chảy thường không được khuyến cáo do có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ có sốt hoặc đau bụng, bạn có thể dùng paracetamol để giảm bớt triệu chứng. Tốt nhất, bạn không nên sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm ngừng tiêu chảy như loperamide khi không có chỉ định từ bác sĩ.

Đối với trường hợp tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, bạn có thể cho trẻ sử dụng các chế phẩm men vi sinh để bổ sung thêm vi sinh vật có lợi và cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Men vi sinh (hay probiotics) thường có 2 loại là bổ sung vi khuẩn có lợi như các chi Lactobacillus, Bifidobacterium, Streptococcus hoặc bổ sung nấm men Saccharomyces boulardii.

Lý do sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy là vì bên cạnh tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại gây bệnh, thuốc cũng giết chết những vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó, hệ vi sinh đường ruột trở nên mất cân bằng. Do đó, việc sử dụng men vi sinh có thể giúp khôi phục lại hệ vi sinh này, đồng thời ức chế sự phát triển vi khuẩn gây bệnh, phục hồi khả năng hấp thu của niêm mạc ruột và tăng cường hệ miễn dịch.

Đặc biệt, khi sử dụng chế phẩm men vi sinh dạng bổ sung nấm men sẽ không bị ảnh hưởng với thuốc kháng sinh, hạn chế khả năng gây đề kháng kháng sinh. Ngoài ra, khả năng sống sót của nấm men khi đi qua đường tiêu hóa cao nên đảm bảo được số lượng mang đến tác dụng khi sử dụng. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy việc bổ sung nấm men Saccharomyces boulardii hoàn toàn an toàn cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Hội Nhi Khoa Việt Nam khuyến cáo sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hóa men vi sinh dạng nấm men

Saccharomyces boulardii với liều 200–250mg/ ngày, dùng trong 5–7 ngày có thể mang lại hiệu quả trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em khi kết hợp với bù nước, điện giải đầy đủ.

#4. Tiếp tục cho trẻ ăn uống và chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm

[caption id="attachment_2554" align="aligncenter" width="768"]

cho trẻ ăn uống và chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm

cho trẻ ăn uống và chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm[/caption]

Sau khi bạn đảm bảo ngăn ngừa được tình trạng mất nước, hãy khuyến khích trẻ ăn uống bình thường. Nếu bạn có quan niệm trẻ đang bị tiêu chảy nhiều lần ra nước thì nên hạn chế ăn lại thì điều đó hoàn toàn sai lầm.

Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, hãy tiếp tục cho trẻ bú hoặc nếu trẻ bú bình, bạn cần giữ đúng lượng sữa trẻ bú như bình thường. Với những trẻ lớn hơn, bạn nên cho trẻ ăn lại sau khoảng 1 giờ bị tiêu chảy. Nếu trẻ không muốn ăn, đừng quá ép buộc chúng. Ưu tiên hàng đầu vẫn là cho trẻ uống đủ nước và chờ đến khi chúng thèm ăn trở lại.

Điều cần chú ý là bạn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi cho trẻ ăn bất kỳ món gì trong lúc đang bị tiêu chảy ra nước. Nếu trẻ bị dị ứng hoặc không dung nạp với sữa bột đang uống thì hãy thử chuyển sang loại sữa khác không có đường lactose. Trường hợp bạn đang cho con bú sữa mẹ thì hãy xem xét lại chế độ ăn uống của chính mình.

Tìm hiểu: Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Khi nào thì bố mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ?

Nếu nhận thấy trẻ bị đau bụng, tiêu chảy ra nước kéo dài hơn 24 giờ hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng khác dưới đây, bạn cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời:

  • Sốt
  • Đau bụng hoặc đau trực tràng dữ dội
  • Phân chuyển sang có màu đen hoặc có máu xuất hiện
  • Có dấu hiệu mất nước

Bạn cũng cần theo dõi trẻ thường xuyên trong lúc bị tiêu chảy để kịp thời nhận biết các dấu hiệu của biến chứng có khả năng xảy ra. Hai biến chứng chính có thể gặp phải khi tiêu chảy nhiều lần ra nước là mất nước và kém hấp thu chất dinh dưỡng.

Các dấu hiệu mất nước thường thấy ở trẻ em gồm:

  • Khát nước
  • Nước tiểu sẫm màu hơn
  • Đi tiểu ít hơn bình thường
  • Khô miệng
  • Không chảy nước mắt khi khóc
  • Để lại vết ấn lõm trên da
  • Mệt mỏi, quấy khóc
  • Mắt trũng sâu

Khi trẻ bị kém hấp thu do tiêu chảy có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy vấn đề này là:

  • Đầy hơi, khó chịu ở bụng
  • Sụt cân
  • Không muốn ăn các món yêu thích trước đây

Hy vọng qua bài viết này, các mẹ không còn quá lo lắng và biết mình nên làm gì khi trẻ bị đau bụng, tiêu chảy ra nước. Nếu như vẫn không yên tâm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào.

Nguồn tham khảo: https://normagut.com/be-bi-tieu-chay-ra-nuoc