Bị tiêu chảy kéo dài: nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào?

[:vi]

Xác định rõ nguyên nhân bị tiêu chảy kéo dài là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Tiêu chảy là một tình trạng sức khỏe vô cùng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Phần lớn trường hợp, mọi người chỉ bị tiêu chảy cấp (kéo dài không quá 14 ngày) và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, với những trường hợp tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân quá 2 tuần hoặc thậm chí là 30 ngày (tiêu chảy mãn tính), người bệnh sẽ cần tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra tác nhân đứng sau vấn đề này, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp và hiệu quả.

Bài viết sau đây sẽ chỉ ra giúp bạn một số nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài và cách chữa trị hiệu quả, an toàn cho cả người lớn và trẻ em.

Do đâu bạn bị tiêu chảy kéo dài?

Bạn có thể thường xuyên bị tiêu chảy bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, tình trạng tiêu chảy nhiều ngày liên tục có khả năng cao cảnh báo về một số vấn đề đang xảy ra ở hệ tiêu hóa, chẳng hạn như:

#1. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) liên quan đến tình trạng rối loạn nhu động ruột, có thể kéo theo biểu hiện tiêu chảy hoặc táo bón phát sinh kèm theo cảm giác đau quặn bụng. Trường hợp triệu chứng bệnh chủ yếu là tiêu chảy được gọi là hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy (IBSD), thường xảy ra khi số lần nhu động ruột trong ngày là 3 hoặc nhiều hơn.

Hiện nay, cơ chế gây đau bụng tiêu chảy kéo dài ở người lớn hoặc trẻ nhỏ mắc bệnh IBS vẫn đang được tìm hiểu. Tuy vậy, một số người bệnh cho biết họ có xu hướng đi ngoài phân lỏng khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc dùng một số loại thực phẩm như bơ sữa, phô mai…

Mặt khác, vấn đề sức khỏe trên được phân loại vào nhóm bệnh mãn tính nên người bị IBS, đặc biệt là IBS-D, sẽ có nguy cơ cao bị tiêu chảy liên tục trong nhiều ngày.

#2. Bệnh Crohn

Viêm ruột từng vùng hay bệnh Crohn là vấn đề sức khỏe mãn tính, thường ảnh hưởng đến đoạn cuối của ruột non và phần ruột kết (đại tràng). Khi bệnh diễn ra, khả năng hoạt động của các cơ quan này sẽ gặp vấn đề, bao gồm cả chức năng hấp thụ nước của đại tràng. Như vậy, thể tích nước trong phân sẽ tăng lên khi phân hình thành tại đây, từ đó gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng.

Bên cạnh đó, tình trạng viêm ở bệnh Crohn cũng thúc đẩy tăng nhu động ruột đáng kể, góp phần dẫn đến vấn đề đau bụng tiêu chảy kéo dài ở người lớn và đôi khi ở cả trẻ em. Viêm loét đại tràng

Tương tự bệnh Crohn, viêm loét đại tràng cũng là một dạng vấn đề mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của ruột kết. Lúc này, người bệnh không chỉ thường xuyên bị tiêu chảy, đau bụng mà còn có nguy cơ gặp phải triệu chứng tiêu chảy ra nước màu đen (tiêu chảy phân đen) do máu chảy ra từ vết loét hòa lẫn vào phân.

#3. Không dung nạp lactose

[caption id="attachment_2559" align="aligncenter" width="768"]

Bị tiêu chảy kéo dài: nguyên nhân do đâu và cách điều trị

Bị tiêu chảy kéo dài: nguyên nhân do đâu và cách điều trị[/caption]

Chứng không dung nạp lactose là thuật ngữ đề cập đến tình trạng cơ thể người bệnh thiếu hụt một loại enzyme trong ruột non, đóng vai trò chủ đạo trong việc phân giải lactose, một loại đường trong các thực phẩm làm từ sữa. Đây có thể được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.

Đối với những người mắc chứng không dung nạp lactose, glucose và galactose sau khi vào cơ thể sẽ được phân giải thành các chuỗi axit béo ngắn đoạn và khí tại đại tràng bởi vi khuẩn đường ruột.

Phần lớn lượng axit béo trên sẽ được hấp thụ vào đại tràng. Tuy nhiên, số ít còn lại cùng với lactose chưa phân giải hết vẫn có khả năng làm tăng lượng nước cơ thể đưa vào ruột kết, từ đó làm tăng thể tích chất lỏng trong phân và dẫn đến tiêu chảy.

#4. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Mọi người đều biết công dụng của thuốc kháng sinh là tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh đang tồn tại bên trong cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng thực tế, các vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) trong đường ruột cũng chịu ảnh hưởng từ kháng sinh.

Một trong những hệ lụy nghiêm trọng từ tình trạng số lượng lợi khuẩn giảm xuống do thuốc kháng sinh là hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng. Điều này tạo cơ hội phát triển cho một số vi khuẩn gây bệnh đang cư ngụ tại đây, chẳng hạn như Clostridium difficile (C. diff). Độc tố do khuẩn C. diff tiết ra có khả năng gây viêm ruột và dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy liên tục.

Điều trị tiêu chảy kéo dài như thế nào?

[caption id="attachment_2558" align="aligncenter" width="768"]

Điều trị tiêu chảy kéo dài như thế nào?

Điều trị tiêu chảy kéo dài như thế nào?[/caption]

Tiêu chảy cấp thường không nguy hiểm và có thể mau chóng khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đối với tình trạng tiêu chảy kéo dài nhiều ngày hoặc nghiêm trọng hơn là tiêu chảy mãn tính, người bệnh cần sớm có biện pháp can thiệp nhằm hạn chế rủi ro mất nước có nguy cơ gây tử vong.

Hầu hết trường hợp, bạn có thể sử dụng thuốc chống tiêu chảy để thuyên giảm tình trạng đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng đây không phải là liệu pháp điều trị lâu dài.

Theo bác sĩ, phương pháp chữa tiêu chảy nhiều ngày hiệu quả nhất chính là điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Do đó, đối với những trường hợp tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân, người bệnh nên mau chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác, từ đó sớm có biện pháp can thiệp phù hợp.

Những lựa chọn điều trị thường gặp có thể gồm:

  • Uống các loại thuốc kê toa như thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh, corticosteroid…
  • Điều chỉnh lại toa thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân khiến bạn đi ngoài phân lỏng liên tục đến từ các loại thuốc này
  • Phẫu thuật, chủ yếu dành cho các trường hợp tổn thương ruột nghiêm trọng

Sử dụng nấm men vi sinh hỗ trợ kiểm soát và điều trị tiêu chảy kéo dài

[caption id="attachment_2560" align="aligncenter" width="768"]

Sử dụng nấm men vi sinh hỗ trợ khi bị tiêu chảy kéo dài

Sử dụng nấm men vi sinh hỗ trợ khi bị tiêu chảy kéo dài[/caption]

Bên cạnh những phương pháp điều trị theo tiêu chuẩn y tế như trên, bạn cũng có thể áp dụng một số biện khắc phục tại nhà để hỗ trợ kiểm soát tình trạng đi ngoài phân lỏng và các vấn đề liên quan, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị.

Theo các chuyên gia, ngoài việc bù nước và chất điện giải, người bệnh cũng nên bổ sung thêm men vi sinh (probiotics) khi bị tiêu chảy kéo dài, đặc biệt nếu vấn đề của bạn liên quan đến nhiễm trùng, thuốc kháng sinh hoặc hội chứng ruột kích thích.

Men vi sinh là chế phẩm chứa các vi khuẩn có lợi như Lactobacillus, Bifidobacterium hay Streptococcus… và nấm men Saccharomyces boulardii, có khả năng góp phần cải thiện tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ em và người lớn bằng cách khôi phục thế cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, từ đó:

  • Ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho sức khỏe
  • Phục hồi chức năng hấp thu ở niêm mạc ruột
  • Phòng ngừa tiêu chảy tái phát

Ngoài ra, các chuyên gia còn khuyến khích mọi người nên chọn sản phẩm men vi sinh dạng nấm men thay vì dạng khuẩn, cụ thể hơn là nấm Saccharomyces boulardii. Nguyên nhân là vì chúng không chỉ phát triển tốt trong nhiều môi trường với nồng độ pH khác nhau mà còn có khả năng kháng nhiệt và tăng trưởng tối ưu ở nhiệt độ 37°C, đảm bảo được số lượng mang lại hiệu quả khi sử dụng.

Tìm hiểu: Tiêu chảy ra máu phải làm sao

Thêm vào đó, nấm men không chịu ảnh hưởng của thuốc kháng sinh nên sẽ không dẫn đến vấn đề kháng kháng sinh khi được phối hợp với loại thuốc này.

Không những vậy, men vi sinh dạng nấm men Saccharomyces boulardii còn được chứng minh an toàn cho trẻ dưới 2 tuổi, đồng thời được Tổ chức Tiêu hóa Thế giới khuyến cáo dùng cho trường hợp tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ em với liều lượng 250 - 500mg/ngày.

Tổng Kết

Nấm men vi sinh Saccharomyces boulardii thường được bào chế dưới dạng viên nang. Đối với những trẻ quá nhỏ không thể nuốt viên nang, bố mẹ cần mở nắp và hòa bột thuốc bên trong với nước cho bé uống. Bạn có thể chọn dùng nước lọc, sữa hoặc nước trái cây để thay đổi khẩu vị cho trẻ. Điều này không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nấm men. Tuy nhiên, hãy lưu ý không pha nước quá lạnh hoặc quá nóng (trên 50°C) nhé.

Nhìn chung, tình trạng tiêu chảy liên tục trong nhiều ngày sẽ không quá nguy hiểm nếu bạn biết cách kiểm soát và điều trị ngay từ đầu. Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc điều trị trở nên thuận lợi hơn, qua đó người bệnh có thể sớm tìm lại niềm vui cuộc sống. Ngoài ra, bổ sung men vi sinh dạng nấm men Saccharomyces boulardii cũng có thể hỗ trợ cải thiện hiệu quả chữa tiêu chảy kéo dài ở người lớn và cả trẻ em.

Nguồn tham khảo: https://normagut.com/bi-tieu-chay-keo-dai-nguyen-nhan-va-dieu-tri