Cẩm nang cho mẹ chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

[:vi]Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ gặp phải. Nếu các mẹ bối rối, không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ là căn cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của con. Vậy trẻ bị nhiễm trùng đường ruột thì bố mẹ nên làm gì? Các mẹ hãy khám phá ngay bài viết sau đây để có những thông tin hữu ích cho quá trình chăm sóc bé nhé. Việc điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em khá khó khăn. Đây cũng là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ. Theo điều tra thống kê lâm sàng, trẻ nhỏ từ 5 tuổi trở xuống thường dễ mắc phải các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Trong đó, trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do Rotavirus chiếm từ 5% - 10%.Trước thực trạng đó, để chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng đường ruột hiệu quả, nguyên tắc mấu chốt nhất vẫn là lưu ý đến chế độ ăn uống hợp lý và cho trẻ uống thuốc đúng cách.

trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

1. Chế độ ăn uống khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Ăn uống có vai trò quan trọng đối với trẻ bị nhiễm trùng đường ruột. Bởi chúng là con dao 2 lưỡi khiến trẻ có thể được điều trị nhanh chóng hoặc gây cản trở quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, dù bận rộn như thế nào, các mẹ đừng quên đầu tư thời gian cho bữa ăn của con được đảm bảo chất lượng.Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì?Khi bị nhiễm trùng đường ruột, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ rất yếu. Vì vậy thực đơn cho trẻ nên ưu tiên những món ăn mềm và dễ tiêu hóa. Lưu ý, cần cho trẻ ăn chín uống sôi với nguyên liệu tươi sạch và chế biến đảm bảo vệ sinh.

Không để trẻ mất nước

Đừng quên khuyến khích trẻ uống nhiều nước để ngăn chặn tình trạng mất nước khi bị bệnh. Bạn có thể cho con uống nhiều ngụm nhỏ nếu con bị buồn nôn nhiều. Ngoài ra, một số dung dịch bù nước theo chỉ định của bác sĩ cũng có thể giúp trẻ cân bằng lượng nước trong cơ thể.Đối với trẻ đang bú mẹ, bạn có thể tăng số lần bú hoặc thêm sữa công thức để bé nhanh hồi phục.

Bổ sung sữa chua cho bé

Nhờ sự hỗ trợ của hệ vi khuẩn lactic sống có lợi mà sữa chua có khả năng chữa lành những tổn thương đường ruột, do đó mẹ có thể cân nhắc lựa chọn món ăn này cho trẻ trong thời kỳ bệnh. Đồng thời, ăn sữa chua cũng giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác tốt hơn.

Lựa chọn thực phẩm bổ sung carbohydrate

Cháo, súp, cơm nát, khoai tây, khoai lang, trứng, thịt gà, thịt lợn nạc, táo, chuối… là những món lành tính nên cho bé ăn trong thời gian này. Ngoài việc cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho trẻ, một số món như chuối còn còn hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột có lợi.

Những thực phẩm trẻ bị nhiễm trùng đường ruột không nên ăn

Song song với những thực phẩm cần thiết cho trẻ thì các mẹ cũng tránh không để trẻ ăn những món khiến bệnh trở nặng hơn, dù đó là món con thích. Điển hình là những món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ có thể làm tình trạng viêm trong hệ tiêu hóa diễn biến tệ hơn. Một số loại đồ uống có ga, nước đá lạnh cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy ở trẻ. Vì vậy không nên cho trẻ dùng các thực phẩm và thức uống này.

trẻ bị nhiễm trùng đường ruột
Có thể bạn quan tâm: Nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì?

2. Cho trẻ uống thuốc đúng cách

Việc cho trẻ uống thuốc đúng cách khi bị nhiễm trùng đường ruột là chuyện khá đau đầu với nhiều mẹ. Mẹ cần đảm bảo sử dụng thuốc sao cho an toàn mà còn phải đạt hiệu quả hồi phục nhanh chóng. Do đó, các mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về cho trẻ dùng khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ vì không chỉ gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ mà còn khiến bệnh kéo dài, khó điều trị. Nên ghi nhớ về liều lượng sử dụng thuốc, tần suất, thời gian dùng trong bao lâu. Hãy lưu ý dùng thuốc theo cách nào (uống, nhét vào trực tràng…), được dùng cùng với thức ăn không...Tùy vào từng tình trạng của trẻ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định việc dùng thuốc kháng sinh phù hợp. Một số trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ uống thuốc chống ói. Ngoài ra, trẻ có thể được bổ sung chất điện giải dành cho trẻ em hoặc nếu nghiêm trọng thì có thể áp dụng tiêm bổ sung dịch qua tĩnh mạch.

3. Vì sao trẻ dễ bị lây nhiễm trùng đường ruột

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị nhiễm trùng đường ruột nhất. Đó là do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt trước những thức ăn nạp vào cơ thể. Ngoài ra, những thói quen bản năng của trẻ như chạm vào đồ vật nhiễm khuẩn, mút tay, gặm đồ... khiến vi khuẩn,virus hay ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập làm tổn thương đường tiêu hóa.

trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Các mẹ nên chủ động ngăn chặn ngay từ đầu bằng chế độ ăn uống, vệ sinh, xây dựng cho trẻ lối sống lành mạnh. Để phòng ngừa trẻ bị nhiễm trùng đường ruột hiệu quả, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các mẹ áp dụng các giải pháp sau đây:

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của trẻ

Ăn chín uống sôi là “thần chú” tốt nhất dành cho trẻ để tránh lây nhiễm khuẩn cho hệ đường ruột. Bảo quản thực phẩm cẩn thận, tránh để thức ăn của trẻ bị nhiễm khuẩn sau khi nấu chín.

Cho trẻ rửa tay thường xuyên

Nhắc trẻ rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng diệt khuẩn. Người lớn muốn tiếp xúc với trẻ như ôm, hôn trẻ… cần giữ cơ thể sạch sẽ, không bị nhiễm bệnh.

Cho bé bú sữa mẹ từ sớm

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt nhất và an toàn nhất dành cho trẻ sơ sinh. Khi được bú sữa mẹ từ sớm, trẻ sẽ hạn chế được các nguy cơ tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng đường ruột hoặc các bệnh khác như tiêu chảy, các bệnh liên quan đến tiết niệu…

Bổ sung men vi sinh

Trẻ gặp tình trạng nhiễm trùng đường ruột có thể được cải thiện nhanh chóng nhờ men vi sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số men vi sinh như Saccharomyces boulardii, Lactobacillus rhamnosus GG (LGG) có thể phòng ngừa tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính. Cơ chế của chúng là củng cố hàng rào biểu mô ruột và điều chỉnh hệ thống miễn dịch bằng cách khôi phục hệ vi khuẩn đường ruột bình thường.Ngày nay, việc sử dụng các chế phẩm chứa nấm men vi sinh đã trở nên phổ biến. Chúng được bào chế dưới nhiều dạng như viên nang cứng hoặc dạng gói bột. Điển hình trong số đó là viên nang Saccharomyces boulardii. Thành phần trong mỗi viên nang chứa 250 mg nấm men đông khô Saccharomyces boulardii, tương đương với ít nhất 2,5 tỷ đơn vị men sống giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, tăng cường tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ thống miễn dịch...

trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

4. Khi nào mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp trẻ bị nhiễm trùng đường ruột không cần đến bệnh viện điều trị và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, khi thấy trẻ có các dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường ruốt sau đây, mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám:

  • Trẻ sốt cao không giảm trong 48 giờ kèm theo triệu chứng tiêu chảy 5 – 6 lần/ ngày.
  • Trẻ không ăn uống và nôn mửa liên tục.
  • Trẻ vã nhiều mồ hôi, chân tay lạnh.
  • Tần suất đi tiểu ít hoặc thậm chí không đi tiểu.
  • Đi ngoài phân lỏng, trong phân có kèm chất nhầy, máu hoặc toàn nước đục.

Trên đây là những thông tin hữu ích dành cho các mẹ đang có con trẻ bị nhiễm trùng đường ruột. Các bậc phụ huynh nên nắm rõ những kiến thức cơ bản này để bảo vệ các bé một cách tốt nhất.Nguồn tham khảo: https://normagut.com/cham-soc-tre-bi-nhiem-trung-duong-ruot