Hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

[:vi]

Các vấn đề về hệ tiêu hóa đang ngày càng gia tăng bởi nhiều nguyên do khác nhau. Hội chứng ruột kích thích là một trong những tình trạng liên quan đến đường ruột gây nên nhiều phiền toái và là “cơn ác mộng” của nhiều người.

Để hiểu hơn về hội chứng ruột kích thích là gì cũng như tìm ra nguyên nhân và cách điều trị, bạn có thể tham khảo phần nội dung bên dưới đây để biết thêm chi tiết.

1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến ruột già. Đây được xem là một “hội chứng” mà không phải một căn bệnh bởi vì hội chứng ruột kích thích là một tập hợp của nhiều triệu chứng và bị gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau. Những biểu hiện cụ thể của hội chứng này bao gồm một loạt các triệu chứng tái đi tái lại bao gồm đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, bất thường nhu động ruột dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy.

hội chứng ruột kích thích

Hội chứng IBS là một tình trạng mãn tính mà bạn sẽ cần phải kiểm soát lâu dài. Người mắc phải hội chứng này sẽ phải chú ý nhiều đến việc ăn uống và nghỉ ngơi vì tình trạng này rất dễ tái phát nếu bạn có thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ruột kích thích?

Hiện nay, dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng nguyên nhân chính xác của hội chứng ruột kích thích (IBS) vẫn chưa được xác định rõ. Các kết luận y khoa chỉ ra rằng yếu tố dẫn đến hội chứng này có thể đến từ vấn đề của đại tràng hoặc hệ thống miễn dịch quá nhạy cảm. Ngoài ra, hội chứng này còn bắt nguồn từ các nguyên nhân như:

  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Trong hệ tiêu hóa của mỗi người có hàng nghìn tỷ vi khuẩn, chúng giúp phân hủy thức ăn của chúng ta mỗi ngày, sự thay đổi về số lượng hoặc mất cân bằng tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột cũng góp phần gây nên hội chứng ruột kích thích.
  • Thực phẩm: Dị ứng thực phẩm hoặc chứng không dung nạp lactose cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn đường ruột và hội chứng IBS.
  • Tâm lý căng thẳng, các vấn đề như sự ức chế tinh thần sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến “bộ máy” tiêu hóa.
  • Di truyền: nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thì khả năng hội chứng IBS di truyền sẽ rất cao.
  • Thay đổi nội tiết tố.
  • Tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh.
Có thể bạn quan tâm: Bé bị tiêu chảy ra nước mẹ phải làm gì?

3. Những đối tượng nào dễ mắc hội chứng ruột kích thích

[caption id="attachment_2575" align="aligncenter" width="768"]

Những đối tượng nào dễ mắc hội chứng ruột kích thích

Những đối tượng nào dễ mắc hội chứng ruột kích thích [/caption]

Hội chứng ruột kích thích có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, tuy nhiên sẽ có một vài đối tượng dễ mắc phải ví dụ như:

  • Người có lối sinh hoạt không lành mạnh
  • Người dễ bị căng thẳng, chịu nhiều áp lực
  • Trong gia đình có người thân bị hội chứng IBS
  • Người đang trong độ tuổi vị thành niên trở lên

Ngoài ra, theo các cuộc khảo sát cứ 100 người thì có 10 – 15 người bị hội chứng ruột kích thích. Trong đó cho thấy bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao gấp hai lần so với bệnh nhân nam. Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích là do nữ giới sẽ có những thay đổi nội tiết tố nhiều hơn nam giới. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng dấu hiệu của hội chứng này xảy ra nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt.

Ở một số vùng ven, do điều kiện thiếu thốn, hội chứng ruột kích thích ở trẻ em cũng diễn ra phổ biến. Vậy nên bạn cần hết sử cẩn thận vì bất kỳ ai cũng có thể mắc phải hội chứng này.

4. Các phương pháp chẩn đoán

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng bao gồm nhiều biểu hiện của các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nên dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Để chẩn đoán và cách chữa hội chứng ruột kích thích đúng phương pháp, người bệnh cần có những biểu hiện lâm sàng như:

  • Đau bụng ít nhất 1 lần trong tuần và kéo dài trên 3 tháng
  • Thời gian phát bệnh từ 6 tháng trở lên
  • Đau bụng kèm theo chuột rút, chướng bụng, đầy hơi thường thuyên
  • Tiêu chảy hoặc táo bón, đôi khi xen kẽ cả hai.
  • Chất nhầy trong phân

[caption id="attachment_2576" align="aligncenter" width="768"]

Các phương pháp chẩn đoán  hội chứng ruột kích thích

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích[/caption]

Để tìm hiểu chính xác hơn về hội chứng ruột kích thích, người bệnh sẽ được thực hiện một số các phương pháp chẩn đoán cụ thể như:

+ Nội soi trực tràng và đại tràng: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống dài mềm dẻo đưa xuống cổ họng đến dạ dày (thực quản). Phương pháp này sẽ kiểm tra được đường tiêu hóa của bạn bằng cách lấy mẫu mô (sinh thiết) từ ruột non và chất dịch nhầy để tìm ra loại vi khuẩn đang gây hại.

+ Xét nghiệm phân: Phương pháp chẩn đoán này được thực hiện trong phòng thí nghiệm nhằm kiểm tra lượng vi khuẩn, ký sinh trùng đang có trong đường ruột. + Chụp CT hoặc X-quang: các xét nghiệm này sẽ cho hình ảnh thực tế về khung đại tràng để bác sĩ có thể tìm ra chính xác nguyên nhân.

5. Hội chứng ruột kích thích có thể điều trị như thế nào?

Một số người bệnh kiểm soát các triệu chứng của hội chứng kích thích bằng cách quản lý chế độ ăn uống, lối sống và tâm trạng căng thẳng. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể được điều trị bằng thuốc và nhận sự tư vấn từ bác sĩ.

Những phương pháp giúp giảm thiểu tình trạng ruột kích thích mà bạn có thể áp dụng:

  • Tránh các thực phẩm chứa chất tạo ngọt vì chúng có thể gây tiêu chảy kéo dài
  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm làm từ yến mạch để giảm chứng đầy hơi hoặc chướng bụng
  • Ăn đúng thời điểm, không bỏ bữa
  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có ga chứa đường hóa học
  • Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày
  • Thực hiện các kỹ thuật thư giãn: ngồi thiền, tập yoga để giảm căng thẳng.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc nhuận tràng, thuốc chống suy nhược, thuốc giảm đau bụng,...

6. Hệ tiêu hóa khỏe, ngăn ngừa bệnh đường ruột

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích chính là do sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn trong đường ruột. Thông thường tỷ lệ cân bằng của hệ vi sinh đường ruột sẽ là 15% vi khuẩn có hại và 85% vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, hệ vi khuẩn đường ruột đôi khi có thể mất cân bằng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi nhiều hơn lợi khuẩn.

[caption id="attachment_2577" align="aligncenter" width="768"]

Hệ tiêu hóa khỏe, ngăn ngừa bệnh đường ruột

Hệ tiêu hóa khỏe, ngăn ngừa bệnh đường ruột[/caption]

Probiotics là vi sinh vật sống mà khi cho vào cơ thể với số lượng đủ, mang lại hiệu quả có lợi cho sức khỏe. Chúng có dạng vi khuẩn sống hoặc nấm men được tìm thấy trong thực phẩm và các chất bổ sung. Nhiều nghiên cứu đã khuyến cáo mọi người sử dụng probiotic để thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, cân bằng hơn. Quan trọng hơn hết, probiotic cũng được xem là một trong những phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích.

Sử dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích sẽ góp phần làm giảm tình trạng bệnh, hạn chế các cơn đau và những vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Saccharomyces boulardii (S.boulardii) là chủng men vi sinh vượt trội có lợi cho sự phát triển của hệ đường ruột. Đây là loại men vi sinh duy nhất ở dạng nấm men, đã có hơn 150 nghiên cứu lâm sàng, được các bác sĩ chuyên khoa, các tổ chức tiêu hóa thế giới khuyên dùng để điều trị tiêu chảy và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột và cả tăng cường sức đề kháng.

Để bổ sung nấm men vi sinh Saccharomyces boulardii, bạn có thể tìm mua tại các hiệu thuốc lớn nhỏ. Các chế phẩm sinh học nấm men vi sinh được đóng gói dạng viên nang vô cùng tiện dụng – mỗi viên nang chứa 250mg Saccharomyces boulardii tương đương 2,5 tỷ đơn vị nấm men sống giúp điều hòa và bảo vệ đường ruột hiệu quả.

Nguồn tham khảo: https://normagut.com/hoi-chung-ruot-kich-thich-la-gi