Tiêu chảy ra máu: Căn bệnh tiềm ẩn nhiều mối nguy hại

[:vi]Tiêu chảy ra máu là tình trạng đi phân lỏng có lẫn với máu. Nguồn gốc xuất hiện máu trong phân có thể do nhiều vấn đề về đường tiêu hóa. Nếu bạn hay đi tiêu chảy ra máu, hãy cẩn thận vì đó thường là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa do chấn thương hoặc bệnh tật.  Tiêu chảy ra máu có thể xảy ra ở mọi đối tượng thuộc mọi nhóm tuổi. Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (cấp tính) và tương đối nhanh khỏi chẳng hạn như khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Tuy nhiên cũng có trường hợp đi tiêu chảy ra máu tái phát, tiến triển thành mạn tính.

1. Tiêu chảy ra máu là biểu hiện của những bệnh lý nào?

[caption id="attachment_2541" align="aligncenter" width="768"]

Tiêu chảy ra máu là biểu hiện của những bệnh lý nào

Tiêu chảy ra máu là biểu hiện của những bệnh lý nào[/caption]Tình trạng bất thường này thường là do các nguyên nhân như sau:

#1. Nứt hậu môn

Nứt hậu môn (hay nứt kẽ hậu môn) là một vết rách nhỏ trong niêm mạc ở hậu môn, gây nhiều đau đớn và có thể làm người bệnh bị chảy máu khi đi tiêu. Bệnh phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh bị táo bón, phụ nữ mới sinh và những người mắc bệnh viêm ruột. Nứt hậu môn có thể là tình trạng cấp tính hoặc mãn tính nếu kéo dài hơn 6 tuần.Người bị nứt hậu môn thường gặp những triệu chứng như:

  • Phân có vệt máu
  • Cảm giác nóng rát, đau khi đi tiêu
  • Thay đổi thói quen đại tiện
  • Thay đổi nhu động ruột
  • Tiêu chảy ra máu
  • Ngứa hậu môn
  • Chảy máu trực tràng

#2. Loét dạ dày

Loét dạ dày (viêm loét dạ dày tá tràng) là tổn thương gây loét trên niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến loét dạ dày là nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori). Nhiều người mắc H. pylori khi còn rất trẻ nhưng các triệu chứng bệnh lại thường xảy ra nhất ở tuổi trưởng thành. Bệnh gây đau bụng, chảy máu và các triệu chứng tiêu hóa khác như:

  • Ợ nóng
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Buồn nôn, nôn
  • Sụt cân đột ngột
  • Phân có máu

#3 . Bệnh trĩ

[caption id="attachment_2542" align="aligncenter" width="768"]

Bệnh trĩ - nguyên nhân làm tiêu chảy ra máu

Bệnh trĩ - nguyên nhân làm tiêu chảy ra máu[/caption]Trĩ là tình trạng sưng, giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở phần cuối trực tràng, xung quanh hậu môn. Bệnh được gọi là trĩ ngoại nếu các búi trĩ xuất hiện bên ngoài hậu môn hoặc trĩ nội nếu chúng nằm bên trong hậu môn. Trong một số ít trường hợp, bệnh trĩ có thể là dấu hiệu của bệnh gan (như xơ gan) hoặc dị tật của hệ thống tĩnh mạch.Đây là một bệnh lý vô cùng phổ biến. Nguy cơ phát triển bệnh trĩ có xu hướng gia tăng theo tuổi tác. Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều có thể trở thành trĩ huyết khối - tình trạng hình thành cục máu đông bên trong búi tĩnh mạch, dẫn đến chảy máu, sưng đau hoặc tạo thành một khối cứng. Trong một số trường hợp, bệnh trĩ có khả năng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.Các triệu chứng của bệnh trĩ gồm ngứa hoặc đau hậu môn, đặc biệt là khi ngồi hay đi đại tiện. Ngoài ra còn có các dấu hiệu như:

  • Cảm giác nóng rát
  • Thay đổi thói quen đại tiện
  • Thay đổi nhu động ruột
  • Táo bón
  • Tiêu chảy, phân có máu

#4. Nhiễm khuẩn E. coli

Một nguyên nhân khác có thể khiến bạn thường xuyên bị tiêu chảy ra máu là nhiễm trùng đường ruột do ngộ độc thực phẩm, cụ thể là nhiễm khuẩn E. coli (Escherichia coli). Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli chỉ gây tiêu chảy tạm thời và thoáng qua. Tuy nhiên E. coli O157: H7 có thể gây nhiễm trùng đường ruột nặng, khiến các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng và sốt thêm phần trầm trọng.Tiếp xúc với nước bẩn hoặc ăn các thực phẩm, rau quả sống không rửa sạch, thịt bò tái là những con đường dẫn đến lây nhiễm E. coli. Người nhiễm loại khuẩn này thường có các triệu chứng như:

  • Đi tiêu chảy ra máu
  • Đau bụng âm ỉ hoặc quặn thắt
  • Buồn nôn, ói mửa, chán ăn
  • Mệt mỏi
  • Sốt

Nếu bệnh tình trở nặng, người bệnh có thể gặp thêm nhiều triệu chứng:

  • Giảm lượng nước tiểu
  • Da nhợt nhạt
  • Có vết bầm trên da
  • Mất nước

#5. Kiết lỵ

Kiết lỵ là một chứng rối loạn tiêu hóa có nhiễm trùng, đặc trưng bởi tình trạng viêm ruột, chủ yếu là ruột kết. Theo định nghĩa từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh kiết lỵ là tình trạng đi tiêu chảy ra máu kèm theo nhiều nước.Bệnh kiết lỵ lây lan ở người qua thức ăn và nước bị ô nhiễm. Một khi có người nhiễm bệnh, sinh vật lây nhiễm sẽ sống trong ruột và được truyền qua phân của người đó. Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh kiết lỵ là do nhiễm vi khuẩn Shigella và một số loại E. coli,  ít phổ biến hơn thì có vi khuẩn gây tiêu chảy ra máu như Salmonella và Campylobacter. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh kiết lỵ có thể kéo dài từ 5 - 7 ngày hoặc thậm chí lâu hơn. Diễn biến của bệnh cũng khác nhau tùy từng người. Một số trường hợp bệnh kiết lỵ có các triệu chứng nhẹ như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, chuột rút. Tuy nhiên, có người lại đi tiêu chảy nặng kèm theo hoặc không kèm theo nôn mửa, có nguy cơ mất nước, sụt cân.

#6. Quan hệ tình dục qua hậu môn

Chảy máu sau khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn là hiện tượng không quá hiếm gặp. Khi quan hệ tình dục qua con đường này, bạn có thể bị rách thành hậu môn, dẫn đến nứt hậu môn. Những vết rách nhỏ ở khu vực này có thể gây chảy máu và khó chịu vào lần quan hệ sau đó cũng như khi đi tiêu. Trong một số trường hợp, quan hệ tình dục qua con đường này có khả năng hình thành bệnh trĩ. Nếu bạn bị tiêu chảy ra máu sau khi quan hệ bằng “ngã sau”, rất có thể nguyên nhân là do nhiễm trùng. Tương tự như các hình thức quan hệ tình dục khác, quan hệ tình dục qua đường hậu môn vẫn tiềm ẩn khả năng mắc các bệnh lây qua đường tình dục như nhiễm nấm chlamydia hay bệnh lậu hậu môn - trực tràng, vốn có thể gây chảy máu.

#7. Tác dụng phụ của thuốc

Có thể bạn không nghĩ đến nhưng tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng khiến bạn đi tiêu chảy ra máu.Một số loại thuốc có thể gây kích ứng dạ dày và có khả năng dẫn đến tình trạng đi tiêu ra máu. Bên cạnh đó, liệu pháp xạ trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối cũng có thể gây tiêu chảy. Tuy nhiên, nguồn gốc của tình trạng phân có máu lại liên quan nhiều hơn đến căn bệnh ung thư này.Những đối tượng nào dễ mắc chứng tiêu chảy ra máu?[caption id="attachment_2543" align="aligncenter" width="768"]

Tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng sai cách

Tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng sai cách[/caption]Ngoài các nguyên nhân đã nêu ở trên, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều có thể gặp phải tình trạng đi ngoài phân lỏng có lẫn máu, đặc biệt là những đối tượng sau:

  • Người có sức đề kháng yếu như người bệnh, người già và trẻ em
  • Người có môi trường sống không bảo đảm vệ sinh
  • Người uống nguồn nước nhiễm bẩn, ăn thực phẩm tươi sống không chế biến kỹ hoặc không rửa sạch

2. Cách điều trị khi bị tiêu chảy ra máu

Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng tiêu chảy khó chịu này. Trong đó có thể kể đến những cách mà người bệnh có thể dễ dàng thực hiện như:

#1. Uống nhiều nước

Dù là người lớn hay trẻ bị tiêu chảy ra máu, điều quan trọng đầu tiên là cần bù lại lượng nước đã mất thật nhanh chóng và kịp thời. Nếu tình trạng nguy kịch hơn như tiêu chảy do virus rota hoặc E. coli dẫn đến mất nước, người bệnh có thể phải nhập viện và cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch để bổ sung lượng dịch đã hao hụt. Nếu bị nứt hậu môn, người bệnh nên cải thiện chế độ ăn với nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt và rau củ quả bên cạnh việc uống nước nhiều hơn.

#2. Chỉ nên ăn đồ ấm

Khi bị tiêu chảy, bạn không nên dùng những thức uống hay món ăn quá nóng cũng như quá lạnh, chỉ nên ăn các món ấm, nhạt, dễ tiêu hóa để tránh kích thích dạ dày, gây buồn nôn. Một số món ăn phù hợp cho người đang bị tiêu chảy ra máu là cháo, ngũ cốc, khoai tây hầm mềm, thịt gà hầm, luộc...

#3. Sử dụng thuốc uống trị tiêu chảy

[caption id="attachment_2544" align="aligncenter" width="768"]

Sử dụng thuốc uống trị tiêu chảy

Sử dụng thuốc uống trị tiêu chảy[/caption]Một trong những biện pháp hữu hiệu để điều trị tiêu chảy ra máu là sử dụng thuốc trị và ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy tái phát, chẳng hạn như viên nang Saccharomyces boulardii với thành phần nấm men đông khô, chứa ít nhất 2,5 tỷ đơn vị men sống. S.boulardii là một loại nấm men vi sinh có lợi, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột bằng cách:

  • Tăng hoạt động của men tiêu hóa
  • Phục hồi khả năng hấp thu của niêm mạc ruột
  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh

S.boulardii cũng rất quan trọng trong việc tái tạo lại đường ruột trong và sau khi sử dụng kháng sinh. Bổ sung S.boulardii giúp ngăn ngừa đến 50% nhiễm trùng xảy ra do thuốc kháng sinh, từ đó cũng giảm được tình trạng đi tiêu chảy ra máu.Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy S.boulardii hiệu quả trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em do đó trẻ tiêu chảy ra máu có thể sử dụng viên nang Saccharomyces boulardii với liều 200250mg/ngày trong 5-7 ngày, kết hợp với bù nước và chất điện giải đầy đủ. Ngoài ra, sản phẩm cũng an toàn khi dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Đối với người lớn, liều dùng là mỗi lần 1 viên, uống 1-2 lần/ngày. Thuốc hỗ trợ đường tiêu hóa viên nang Saccharomyces boulardii được dùng trực tiếp với nước lọc. Đối với trẻ nhỏ không thể nuốt viên nang, bạn có thể mở nắp viên nang, hòa bột thuốc bên trong vào ly nước/ sữa/ nước trái cây và cho bé uống, hiệu quả của thuốc sẽ không bị ảnh hưởng. Cần lưu ý nhiệt độ nước không quá lạnh hoặc quá nóng trên 50oC.

3. Cách phòng ngừa tiêu chảy ra máu

[caption id="attachment_2545" align="aligncenter" width="768"]

Cách phòng ngừa tiêu chảy ra máu

Cách phòng ngừa tiêu chảy ra máu[/caption]Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây để ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy ra máu:

  • Chỉ uống nước sạch và an toàn, không uống nước từ sông suối hoặc hồ
  • Khi đi du lịch hãy chọn nước uống đóng chai
  • Giữ vệ sinh cá nhân tốt như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh hay chạm tay vào các bề mặt nhiễm bẩn
  • Vệ sinh kỹ lưỡng khu vực chế biến thực phẩm
  • Nấu kỹ thức ăn, không ăn thực phẩm chưa chín hay uống nước chưa qua đun sôi, tiệt trùng
  • Tránh quan hệ tình dục bừa bãi hay không có biện pháp an toàn

Nguồn tham khảo: https://normagut.com/tieu-chay-ra-mau

https://www.facebook.com/normagut.vn/https://twitter.com/normagutvietnamhttps://www.youtube.com/channel/UC1fxY9wrr84hWHNCfEtrcOghttps://www.instagram.com/normagutmega/https://www.linkedin.com/in/normagutmega/https://profiles.wordpress.org/normagutmega/https://www.pinterest.com/normagutmega/https://vimeo.com/normagutmegahttps://www.flickr.com/people/191857066@N04/https://normagutmega.tumblr.com/https://soundcloud.com/normagutmegahttps://normagutmega.blogspot.com/https://www.reddit.com/user/normagutmegahttps://issuu.com/normagutmegahttps://medium.com/@normagutmegahttps://myspace.com/normagutmegahttps://www.behance.net/normagutmegahttps://digg.com/@mega-normaguthttps://mix.com/normagutmegahttps://www.slideshare.net/MegaLifesciencesNormhttps://ok.ru/normagutmega/statuses/152845628314954https://www.goodreads.com/user/show/131462641-mega-normaguthttps://www.reverbnation.com/normagutmegahttps://www.twitch.tv/normagutmega/aboutabout.me/normagutmegahttps://www.last.fm/user/normagutmegahttps://www.plurk.com/normagutmegahttps://angel.co/u/normagutmegahttps://flipboard.com/@normagutmegahttps://www.plurk.com/normagutmegahttp://www.pearltrees.com/normagutmegahttps://500px.com/p/normagutmega/https://www.instapaper.com/p/normagutmegahttps://www.smashwords.com/profile/view/normagutmegahttps://www.spreaker.com/user/normagutmegahttps://www.folkd.com/user/normagutmegahttps://sketchfab.com/normagutmegahttps://www.allmyfaves.com/normagutmegahttps://slides.com/meganormaguthttps://www.forexfactory.com/normagutmegahttps://github.com/normagutmegahttps://dribbble.com/normagutmega/abouthttps://www.indiegogo.com/individuals/26201181https://www.kickstarter.com/profile/normagutmega/abouthttps://orcid.org/0000-0002-2756-4215https://www.quora.com/q/normaguthttps://www.skillshare.com/user/normagutmegahttps://stackoverflow.com/users/15352608/normagutmegahttps://www.strava.com/athletes/normagutmega